Gỗ sồi ghép có độ bền ổn định và đặc biệt giá thành lại thấp hơn so với gỗ sồi tự nhiên nguyên tấm khoảng 20 – 30%. Do đó, để có thể tìm hiểu kỹ càng hơn về loại gỗ này cũng như các ứng dụng của nó, mời bạn tham khảo các thông tin hữu ích trong bài viết này.

Gỗ sồi ghép là gì? Ứng dụng thực tế của gỗ sồi ghép?

1. Gỗ sồi ghép là gì?

Gỗ sồi ghép được sản xuất từ việc lắp ghép những thanh gỗ sồi tự nhiên bằng các loại keo chuyên dụng và công nghệ hiện đại để tạo thành các tấm gỗ có kích thước lớn.

C:\Users\Administrator\Downloads\7.jpg

Gỗ sồi ghép là gì?

Trước khi được ghép thành các tấm gỗ ghép, các thanh gỗ sẽ được tẩm sấy kỹ lưỡng nhằm có thể hạn chế tối đa các hiện tượng mốc mọt, co ngót, nứt nẻ hay cong vênh. Sau đó, các thanh gỗ này sẽ được trải qua cưa, bào, phay, ghép, chà, ép và phun sơn.

2. Thành phần cấu tạo của gỗ ghép

Gỗ ghép được tạo từ các thanh gỗ sồi có tiêu chuẩn từ phần bìa bắp hay gỗ có đường kính nhỏ. Gỗ ghép thường có độ dày 12 – 18mm. Ngoài ra, để tạo thành các tấm gỗ lớn chắc chắn, người ta sử dụng các loại keo chuyên dụng như:

  • Urea Formaldehyde (UF)

  • Polyvinyl Acetate (PVAC)

  • Phenol Formaldehyde (PF)

Thông thường, các nhà sản xuất sẽ dụng keo UF để gia công đồ nội thất. Còn keo PF có hàm lượng Formaldehyde cao hơn nên được dùng để gia công các đồ ngoại thất.

3. Các hình thức gỗ ghép

Có hình thức gỗ ghép cơ bản hiện nay là:

  • Gỗ ghép song song: những thanh gỗ có cùng kích thước, cùng chiều dài và chiều rộng sẽ được ghép nối song song lại với nhau.

C:\Users\Administrator\Downloads\8.jpg

Có 2 hình thức gỗ ghép là ghép mặt và ghép song song

  • Gỗ ghép mặt (ghép nối đầu, ghép finger): 2 đầu của các thanh gỗ có kích thước và chiều dài ngắn hơn sẽ được xẻ theo hình răng cưa để tiến hành lắp ghép lại thành những thanh gỗ có chiều dài giống nhau. Sau đó, các thanh gỗ này sẽ được tiến hành ghép song song với nhau.

C:\Users\Administrator\Downloads\9.jpg

Gỗ ghép mặt

4. Quy trình sản xuất gỗ sồi ghép

Bước 1: Gỗ sồi tự nhiên sau khi được thu về nhà máy sản xuất sẽ được sơ chế lại bằng hệ thống máy móc rồi được phân chia thành những thanh gỗ theo tiêu chuẩn.

Bước 2: Sau khi phân chia xong, gỗ sẽ được đem đi tẩm sấy kỹ lưỡng nhằm loại bỏ các thành phần như mọt, nấm mốc.

Bước 3: Sử dụng máy ép gỗ để ghép chặt các thanh gỗ với nhau theo các kiểu ghép đã được cài đặc mặc định sẵn (có 4 hình thức ghép đã nêu ở mục 3).

Bước 4: Ghép các thanh gỗ với nhau thành tấm gỗ lớn có kích thước tiêu chuẩn bằng keo chuyên dụng.

Bước 5: Mang tấm gỗ sau khi được ghép để chà nhám để làm nhẵn bề mặt.

Bước 6: Gia công và tạo sản phẩm hoàn thiện.

C:\Users\Administrator\Downloads\10_1577335039.jpg

Quy trình sản xuất gỗ sồi ghép

5. Đặc điểm của gỗ sồi ghép

5.1. Ưu điểm

  • Gỗ có khá nhiều mẫu mã đa dạng. Hơn nữa gỗ đảm bảo đã trải qua quy trình xử lý công nghệ cao của châu Âu nên có độ bền màu cùng khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống ẩm mốc cao.

  • Gỗ sồi ghép nếu được sử dụng chất kết dính chuyên dụng, chất lượng cao sẽ có độ bền cao không kém gì so với gỗ sồi tự nhiên nguyên khối.

  • Giá của gỗ ghép sẽ rẻ hơn so với gỗ sồi nguyên khối khoảng 20 – 30%.

5.2. Nhược điểm

  • Do được ghép từ nhiều thanh gỗ nên gỗ sồi ghép có độ đồng đều về màu sắc và đường vân thấp

C:\Users\Administrator\Downloads\11.jpg

Ưu nhược điểm của gỗ sồi ghép

6. Phân loại gỗ sồi ghép

6.1. Gỗ ghép loại A (AA): 2 mặt A

Đây là loại gỗ sồi ghép có chất lượng cao nhất với cả 2 mặt và các cạnh đều đẹp và có màu sắc hài hòa. Vì vậy, các nhà sản xuất sẽ không phải mất nhiều công sức và thời gian để gia công.

C:\Users\Administrator\Downloads\12.jpg

Gỗ sồi ghép loại A

6.2. Gỗ ghép loại B (AB): 1 mặt A và 1 mặt B

Gỗ loại B có một mặt A đẹp, tuyệt đối không ghép mắt chết ở mặt A và đường chỉ đen khá đẹp. Mặt B tương đối đẹp, đường chỉ đen ngắn.

Mắt sống lớn nhất chỉ được từ 4 – 5cm. Mắt sống mắt đen nhỏ phải có đường kính trung bình bé hơn 5mm. Loại gỗ này phù hợp để sản xuất những sản phẩm có chất lượng tương đối như cửa tủ, mặt bàn,…

C:\Users\Administrator\Downloads\13.jpg

Gỗ ghép loại B

6.3. Gỗ ghép loại C (BC): 1 mặt B và 1 mặt C

Mặt B của gỗ có mắt sống mắt đen nhỏ chỉ được phép có đường kính trung bình nhỏ hơn 5mm. Đường chỉ đen ngắn, trung bình cho phép đường chỉ, mắt sống trong khoảng 4 – 5cm. Mặt C của gỗ không có giới hạn đường chỉ hay mắt đen.

Chất lượng của gỗ ghép loại C kém hơn so với 2 loại trên nên nó thường được dùng để sản xuất những sản phẩm chỉ yêu cầu một mặt đẹp như ván lót sàn hay ốp tường.

C:\Users\Administrator\Downloads\14.jpg

Gỗ sồi ghép loại C

7. Ứng dụng của gỗ sồi ghép

Gỗ sồi có độ bền cao và màu sắc đẹp nên nó được ứng dụng phổ biến để sản xuất ra các sản phẩm nội thất khác nhau như: tủ quần áo, giường ngủ, bàn phấn, bàn ăn, ghế, tủ bếp, kệ tivi,…

C:\Users\Administrator\Downloads\15.jpg

Gỗ sồi ghép được ứng dụng phổ biến trong sản xuất nội thất